Hiển thị các bài đăng có nhãn tự học đàn. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn tự học đàn. Hiển thị tất cả bài đăng

Tự học đàn tại nhà

Ngày nay, chúng ta thấy rằng âm nhạc đã trở thành một phần của cuộc sống con người. Trẻ em chơi nhạc, thanh niên chơi nhạc, người lớn và cả người già cũng chơi nhạc. Các quán cafe âm nhạc chiếm số lượng ngày càng đông. Các góc công viên dường như luôn rộn ràng âm nhạc vào mỗi tối. Thậm chí có thể bắt gặp ở đâu đó tiếng dương cầm vang ra từ cửa sổ của một căn nhà nào đó.




Lời khuyên dành cho người tự học đàn

1. Đọc nhẩm giai điệu của bài trước khi tập

Đây là điều đầu tiên cần thiết đối với việc tự học đàn nhất là các phụ huynh cho bé bắt đầu học đàn organ. Khi học bất kì loại nhạc cụ nào, dù là tự học hay học qua trường lớp thì luôn nhớ rằng bạn phải có nhạc cụ mới có thể học được. Nếu chưa biết gì về nhạc cụ, bạn có thể tìm hiểu một chút về nhạc cụ trước khi đến các cửa hàng để mua. Hoặc bạn cũng có thể đi cùng một người quen am hiểu về nhạc cụ thì sẽ rất tốt. Chọn mua loại nhạc cụ tốt để đảm bảo cho quá trình luyện tập của bạn.

2. Học theo trình tự

Phải đảm bảo rằng bạn đang học theo đúng trình tự. Hãy bắt đầu bằng trang số 1 chứ không phải là bất kì trang nào khác. Điều quan trọng hơn nữa là bạn đừng nóng vội, hôm nay học kiến thức này, không có nghĩa là hôm sau bạn sẽ phải học sang kiến thức khác. Có những kiến thức bạn sẽ phải học trong nhiều ngày. Hãy chắc rằng khi bạn bước sang học một kiến thức mới thì kiến thức cũ bạn đã hoàn toàn nắm vững. Học đàn không giống với học những môn khác. Ngoài việc thuộc lí thuyết, bạn còn phải thực hành. Thực hành không chỉ là làm qua một lần, mà là làm sao cho thật nhuần nhuyễn. Kiến thức khi học đàn là một chuỗi mắc xích liên tục, vì thế nếu bạn hỏng mất một chổ thì chuỗi mắc xích sẽ bị đứt khúc. Đừng xem nhẹ những kiến thức bạn cho là dể mà học qua loa để rồi nó sẽ trở thành những lỗ hỏng lớn.




3. Học đi đôi với thực hành

Đừng nghĩ học đàn là chỉ cần đàn được là thôi. Bạn nên học song song giữa lí thuyết nhạc lí và thực hành. Việc am hiểu nhạc lí sẽ giúp bạn học đàn nhanh hơn. Ngoài ra, nếu bạn học đàn organ mà chỉ tập phần thực hành không thì lâu dần bạn sẽ giống một cái máy, làm theo một cái khuôn mẫu nhất định mà không có một sự cảm thụ âm nhạc. Một bản nhạc có thể chơi với nhiều phong cách khác nhau, hãy chắc rằng bạn hiểu rõ về nhạc lí để có thể biến tấu nó theo cách riêng của mình chứ không phải là rập khuôn theo một kiểu và chẳng hiểu gì về nó.

4. Lên kế hoạch học tập

Nếu đã xác định là tự học bạn cần phải đưa ra được mục đích mình hướng tới. Trong bao lâu mình có thể chơi được những bài cơ bản? Trong bao lâu mình sẽ có thể chơi ở mức tương đối? Và đến khi nào mình sẽ chơi tốt được. Lên kế hoạch, định hướng mục đích đạt đến và thực hiện một cách nghiêm túc bạn sẽ thành công.

luyen-ngon-khi-hoc-dan

5. Kiên nhẫn và chăm chỉ

Khi bạn học với thầy, sẽ có người giải đáp cho bạn những thắc mắc khi bạn gặp khó khăn, sẽ có người kiểm tra bài khiến bạn phải luyện tập. Nhưng khi bạn học một mình, lúc khó khăn thì người duy nhất giúp được bạn đó chính là bạn. Bạn phải nổ lực nghiên cứu để giải quyết được vấn đề. Quan trọng hơn nữa là không có ai kiểm tra, dặn dò, giám sát bạn nên bạn rất dễ xao lãng. Nếu đã chọ cách tự học thì bản phải khắc khe với bản thân mình. Chính bạn phải là người giám sát cho mình. Kiên nhẫn tìm tòi, học hỏi trước những kiến thức khó. Chăm chỉ luyện tập để vững vàng từng kiến thức học đàn organ từng bước một. Đừng để những khó khắn trong quá trình học khiến bạn từ bỏ giữa chừng.


                                                    Nguồn: Nhạc cụ Thiên Ân


Read More